Một số kinh nghiệm chăm sóc cây mai ngày TếtCây mai trồng phải để cho nở hoa, dù vóc dáng có đẹp đến đâu đi nữa cũng phải có hoa, mới thật là cây mai đẹp! Ở thành phố đất chật hẹp, phải trồng trong chậu do đó phải chăm sóc cho thật kỹ:
Chăm sóc cây mai rất dễ, hai ba ngày mới tưới nước một lần. Khi nào thấy đất trên miệng chậu khô là chúng ta tưới nước, dù có tưới nhiều nước cũng không sao, nhưng phải đục thêm lỗ thoát nước dưới đáy chậu cho to khi tưới là nước phải rút ra hết. Cây mai rất ưa nước, cắt cành chưng trong lục bình cũng sống rất lâu, chỉ khi nào chậu không thoát nước, làm úng nước trong chậu, sanh ra khí độc thối rễ, cây mai mới chết.
- Còn khi không, tự nhiên cây mai khô héo hết lá rồi chết một phần cây? Hãy xem cho kỹ, đó là sâu đục thân, phải tìm chung quanh thân cây xem có chỗ nào chảy nhựa ra không, để moi bắt sâu, hoặc dùng thuốc nội hấp lưu dẫn như Basudin có tác dụng là bỏ dưới gốc cây, từ 3 đến 5 gram cho mỗi chậu mai, thuốc sẽ đem chất độc từ rễ qua thân, cành, lá giết được các loại sâu bọ ở trong thân cây trên lá cây. Cây mai không nở bung 5 cánh ra được là do có lột loại sâu bé li ti, chui vào trong nụ hoa mai cắn phá làm cho nụ mai không nở được, cho nên chúng ta phả xịt thuốc phòng ngừa trước khi nụ mai sắp nở.
Còn cây mai mua về chưng Tết mà hoa không nở bung ra được là do mua nhầm cây mai mới bứng lên trồng vô chậu, để thiếu nước, không đủ sức nở bung ra, trường hợp này phải tưới nước cho thật nhiều. Thật ra nên mua cây mai đã trồng khoẻ mạnh trong chậu, trong giỏ, chớ mua cây mai mới bứng lên trồng thường hay bị trường hợp này.
Do để chưng cây mai ngay dưới quạt trần, quạt làm khô hết nước nụ mai nên không nở được, nên tránh để ngay dưới quạt trần.
Do cây mai có sâu tơ li ti chui vào trong nụ hoa cắn phá không nở được, trường hợp này phải rãi thuốc Basudin trước khi cây mai có nụ hoặc phun ngừa một lần thuốc trừ sâu rầy trên tàn lá cây mai, trước khi lặt lá mai.
Một trường hợp đặc biệt là cây mai có nhiều kiến và rầy bông. Rầy bông và kiến là hai loại sinh vật sống hỗ tương lẫn nhau. Kiến tha rệp bông đem lên ngọn cây để rệp hút nhựa cây mà sống. Về sau đó tiết ra một chất sữa ngọt để nuôi lại kiến. Nên kiến với rầy bông là hai bạn vô cùng mật thiết, sống tương hỗ lẫn nhau. Các bạn cứ thử để ý xem: hễ thấy trên bất cứ cây gì mà thấy có kiến thì trên ngọn cây đó có rầy bông, nếu rầy bông nhiều quá hút hết nhựa, cây kiểng sẽ khô héo và chết. Trường hợp này phải xịt thuốc rầy mạnh (Bi 58, supracide như trên, và thêm chất keo dính, vì loại rầy này không thấm nước, và phải xịt nhiều lần mới hết).
Xem thêm Hoa mai vàng ngày tết và ý nghĩa hoa mai 8 cánh trong cuộc sống
Cây mai khô héo một phần lá do nhiều nguyên nhân:
+ Bị sâu đục thân đục một bên rể
+ Đất hay nước tưới có phèn
+ Để chỗ có nhiều nắng gắt
+ Thiếu nước
+ Thiếu phân
+ Bị rầy bu dưới lá
+ Do chuyển dời đến vùng có khí hậu, thời tiết không phù hợp.
Chăm sóc mai ghép
Cây mai ghép là cây mai kiểng, phải chăm sóc đặc biệt hơn, nhiều người mua cây mai ghép về trồng hay bị chết, nhất là nhánh mai ghép là mai màu trắng. Loại mai bạch thường sống yếu hơn các giống mai màu khác do cây mỏng manh hơn, lâu lớn hơn, không dành dưỡng chất bằng các giống mai Giảo, mai Huỳnh Tỷ, mai Cam v. V...
Mai Trắng phải ghép lên trên cao, tráng nhựa cây dẫn lên ngọn nhiều hơn các nhánh bên dưới, bên trên còn có nhiều sương nắng, quang hợp tốt, xanh tươi hơn các nhánh bên dưới
Mai Cam, mai Giảo ghép ở các nhánh kế, mai Huỳnh Tỷ ghép ở dưới cùng vì nhánh mai nây rất mau lớn mập to hơn các loại khác
Tìm hiểu thêm Quy trình và kỹ thuật bón phân cho cây mai vàng, những phân bón chuyên dùng cho mai vàng tốt nhất
Phải nhớ cắt bỏ hết những nhánh, tược nào mọc lên từ thân cây mẹ (gốc ghép), để tập trung nuôi nhánh ghép.Thí dụ: như gốc ghép là cây mai Tứ Quý, khi ghép các loại mai khác rồi, hễ thấy tược mai Tứ Quý nào mọc ra là phải cắt bỏ ngay, không thì nhánh mai Tứ Quý tranh hấp thụ hết chất dinh dưỡng (nhựa), các nhánh mai ghép sẽ yếu ớt rồi chết dần.
Có nhiều giống mai ghép, mới 1-2 năm đầu tiên ít đậu hoa, như cây mai xanh Phước Lộc Thọ, mai Huỳnh Tỷ, mai 48 cánh, mai 120-150 cánh v. V... Do cây còn nhỏ, các năm đầu có thể rụng trên 50% nụ hoa, nhưng đến lúc cây già cỡ 2-3 năm trở lên, cây sẽ đậu được nhiều hoa hơn. Các giống này cần chăm sóc đặc biệt, đến gần Tết cỡ tháng 9-10 âm lịch, phải bón thúc thêm phân DAP hay phân tổng hợp NPK với tỷ lệ lân cao để kích thích ra nhiều hoa, phân này có bán Ở các điểm bán cây kiểng.
Cây mai ghép sau khi trưng bày chơi qua mấy ngày Tết, phải đem ra ngoài để vào chỗ hơi râm mát trước rồi mới đem từ từ ra ngoài nắng, tránh để chỗ có nắng 100% ngay cây mai sẽ bị héo lá. Cắt tía bỏ bớt những đọt non quá dài, tạo dáng ngay cho cây được tròn trịa. Nếu không cần hạt để gieo làm giống, nên lảy bồ hết các hạt non để tập trung nhựa nuôi cây mai cho tưới tốt hơn. Sau Tết, cây mai đã mất sức nên phải bón thêm phân, có phân nào bón phân đó cũng được, tiện nhất là phân bánh dầu miếng, loại đã ép dầu rồi, bê nhỏ ra cỡ bầng 2 ngón tay, đào sâu chừng bốn, năm lỗ, sát vành chậu chung quanh gốc cây, bồ phân bánh dầu vào rồi lấp đất lại cho thật kỹ. Khi tưới nước bánh dầu sẽ tan ra từ từ bón cho cây mai được 4-5 tháng. Mỗi gốc mai lốn bón cỡ 200g bánh dầu miếng là vừa, khi nào thấy có kiến thì nên xịt thuốc trừ kiến.
Đến đầu mùa mưa nên vô phân bánh dầu miếng thêm một lần nữa cho cây mai ra chồi nảy tược mới, là đã bón đủ phân hữu cơ cho cả năm. Ngày nay sở Nông nghiệp có nhập loại phân hữu cơ đậm đặc của Úc, tên là phân Dynamic Lifter, đã được diệt hết mầm cỏ, bón không mọc cỗ rất tiện lợi và qua chế biến đã có thêm vô nhiễn nguyên tố đa lượng, vi lượng như. Sắt, đồng, kèm. Ma ngan, Magie, molipden, bo v v bón cho cây gì cũng tốt.
Đến gần tết mới bón thúc thêm phân hóa học, để cây mai cho ra nhiều hoa to đẹp. Khi nụ hoa gần nở, bón thêm phân Kali cho nụ hoa cứng cáp, màu sắc tươi đẹp và lâu tàn hơn.
Cây mai năm Nhuần. Mỗi chu kỳ, 12 tháng cây mai sẽ rụng lá và ra hoa. Năm 1998 là nhuần hai tháng 5 âm lịch, thời gian kéo dài đến 13 tháng. Lá cây mai sẽ già sớm, tự rụng lá và ra hoa sớm trước Tết. Muốn tránh lá mai rụng sớm, các năm Nhuần nên lảy bỏ hết lá trước một lần vào giữa năm, rồi bón thêm phân, cây mai sẽ ra lá mới vào mùa mưa, tươi tốt xum xêu, đến gần tết, lá mai sẽ già cứ canh lảy lá mai như các năm bình thường, để kịp ra hoa đúng tết.
Bài viết liên quan Cách kích nụ mai vàng ra đều, có nên sử dụng thuốc kích nụ mai? Và thời điểm kích nụ mai tháng mấy là tốt nhất
Chăm sóc cây mai vàng trong mùa mưa
- Khi mùa mưa đến cũng là lúc nhiều cây mai đang tươi tốt bỗng nhiên bị úa tàn, khô héo rồi chết dần… Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản nhất vẫn là do đất và phân. Sau một thời gian nghiên cứu và thực nghiệm, hội viên ở CLB Hoa cảnh Tây Hồ (Cần Thơ) đã thành công với việc trồng, ghép và nuôi dưỡng cây mai trong mùa mưa. Xin giới thiệu một số kinh nghiệm để bà con tham khảo. Cách xử lý: - Đất trồng nên trộn theo tỷ lệ: 50% đất thịt; 30% tro trấu ủ mục và 20% phân rác, xơ dừa mục. - Nếu mua mai trồng chậu, sau Tết nên cắt bớt cành lá và thay 1/3 đất mới để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cây. - Không nên dùng đất quá nhuyễn. Dưới đáy chậu cần đổ một lớp cát, sỏi hoặc vỏ dừa khô cao bằng 1/7 chiều cao của chậu để dễ thoát nước. Lỗ thoát nước càng to càng tốt. - Thường xuyên xới mặt chậu cho tơi xốp để đất dễ hút nước và thoát nước. Cây mai bị cuốn lá, quắn đọt, khô vằn lá do sâu bệnh và các loài côn trùng như bọ trĩ, rầy nâu cắn phá. Cách xử lý: Phun thuốc trừ sâu rầy, mỗi tháng 2 lần vào buổi sáng, tốt nhất là dùng Regent hoặc Bassa và thuốc ngừa nấm bệnh Zineb. Có thể rắc thêm loại thuốc bột có tính lưu dẫn. Về phân bón: Cây mai không đòi hỏi nhiều phân, chỉ nên bón 3 lần/năm. Lần 1: sau Tết, dùng NPK 30-10-10 Lần 2: giữa mùa mưa, dùng NPK 16-16 - 8. Lần 3: đầu tháng 11 âm lịch, dùng NPK loại nhiều kali. Có thể bón thêm phân hữu cơ loại khô hoặc ngâm nước để tưới như bánh dầu, bột cá, phân dơi, phân chuồng. Chú ý: - Không nên bón quá nhiều loại phân cùng một lúc, cây dễ bị chết vì ngộ độc hoặc bội thực. - Tuyệt đối không để cây bị khô héo hoặc bị úng nước. - Nên tỉa bỏ lá xấu, trước khi phun phân, thuốc. - Thay đất là biện pháp tốt nhất để phục hồi cây mai bị mất sức.